HƯỚNG DẪN TẬP LUYỆN CHO TRẺ BẠI NÃO(P2)

Thời gian điều trị: 7h30 - 21h ( T2 -T6) 7h30-17h30 (T7) 7h30-11h (CN)

HƯỚNG DẪN TẬP LUYỆN CHO TRẺ BẠI NÃO(P2)

Ngày đăng: 04/11/2021 03:51 PM

    Kỹ thuật tạo thuận kiểm soát thân mình - ngồi

    Bài tập 13. Tạo thuận kéo ngồi dậy ở tư thế nằm ngửa

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa ngồi dậy.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm ngửa. Ta dùng hai tay đưa vai trẻ ra phía trước trong khi khuỷu tay duỗi và từ từ kéo trẻ ngồi dậy.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ nâng đầu lên khi được kéo ngồi dậy.

     

    Bài Tập 14. Tạo Thuận Ngồi Dậy Ở Tư Thế Nằm Sấp Trên Sàn

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa ngồi dậy từ tư thế nằm sấp.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm sấp trên sàn. Một tay ta cố định trên mông trẻ, tay kia cố định vào dưới nách trẻ. Từ từ kéo háng trẻ lên đưa ra sau và ấn xuống. Hỗ trợ tại nách trẻ bằng cách kéo ra trước và lên trên.

    Bài tập 15. Thăng bằng ở tư thế ngồi trên sàn, hoặc trên ghế

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa giữ thăng bằng khi ngồi.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi trên sàn (trên đùi). Dùng hai tay cố định hai đùi trẻ. Đẩy nhẹ người trẻ sang bên, ra trước sau. Để trẻ tự điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng ngồi.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có thể điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.

      

     

     

    Bài tập 16. Thăng bằng ở tư thế ngồi trên người

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa giữ thăng bằng khi ngồi.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi dạng hai chân trên bụng, lưng tựa vào đùi ta. Nắm hai tay trẻ, di chuyển chân sang từng bên trong lúc hai tay vẫn duỗi thẳng Để trẻ tự điều chỉnh và giữ thăng bằng đầu cổ, thân mình.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có thể điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.

     

     

     

     

     

    Bài tập 17. Ngồi duỗi thẳng chân

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa ngồi.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi hai chân dạng háng, duỗi gối. Dùng hai tay đè lên 2 đùi trẻ, hoặc ngồi phía sau cố định đùi trẻ.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có thể điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng ngồi và dùng hai tay để cầm đồ chơi.

     

     

     

     

     

     

     Bài tập 18. Ngồi trên ghế

    − Chỉ định: Trẻ bại não đã biết giữ thăng bằng ở tư thế ngồi.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi trên ghế lưng thẳng, khớp háng và gối gập vuông góc, bàn chân đặt chắc trên nền cứng.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có thể điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng ngồi và dùng hai tay để cầm đồ chơi.

     

    Kỹ thuật tạo thuận bò - quỳ

    Bài tập 19. Tạo thuận quỳ bốn điểm

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa biết bò.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ quỳ trên hai tay và hai gối. Dùng hai tay giữ thân mình trẻ hoặc dùng một gối tròn hỗ trợ nâng thân trẻ khi trẻ quỳ. Bảo trẻ nhặt đồ chơi bằng từng tay bỏ bảo rổ.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có thể quỳ bốn điểm khi có hỗ trợ.

     

    Bài tập 20. Tạo thuận bò trên đùi ta

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa biết bò.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ quỳ trên đùi ta, chân dưới gập, chân trên duỗi thẳng. Dùng một tay cố định trên mông trẻ, tay kia giữ bàn chân trẻ. Đẩy nhẹ vào gót chân trẻ về phía trước và hỗ trợ nâng thân trẻ bằng đùi ta khi trẻ bò.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thẳng chân trên, thân mình thẳng.

     

     

     

    Bài tập 21a. Tạo thuận từ ngồi sang quỳ trên hai gối

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa biết quỳ hai điểm từ tư thế ngồi.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi nghiêng một bên. Dùng hai tay giữ nhẹ ở hai bên hông trẻ. Khuyến khích trẻ quỳ trên hai gối bằng cách giơ đồ chơi lên phía trên đầu trẻ.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng giữ thăng bằng thân mình ở tư thế quỳ hai điểm.

    Bài tập 21b. Tạo thuận đứng dậy từ tư thế ngồi

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa tự đứng dậy.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi trên một đùi ta (trên ghế nhỏ). Ta dùng hai tay giữ ở hai gối trẻ. Đẩy mạnh xuống hai gối trẻ rồi bỏ tay ra. Làm như vậy vài lần. Gập gối trẻ và đẩy người ra trước sao cho đầu trẻ đưa ra phía trước gối.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng đứng dậy từ tư thế ngồi.

     

     

     

    Bài tập 22. Thăng bằng có trợ giúp ở tư thế quỳ trên hai gối

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa biết quỳ trên hai gối.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ quỳ trên hai gối. Ta quỳ phía sau trẻ và dùng hai tay giữ hai bên hông

    trẻ và đẩy nhẹ trẻ ra phía trước và sau. Để trẻ lấy lại thăng bằng.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng giữ thăng bằng thân mình khi quỳ hai điểm.

     

    Bài tập 23. Tạo thuận thay đổi trọng lượng ở tư thế quỳ hai điểm

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa biết giữ thăng bằng ở tư thế quỳ hai điểm.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ quỳ trên hai gối trước một cái bàn ngang mức ngực trẻ.Ta đặt hai tay ở hai bên hông trẻ. Nhẹ nhàng đẩy hông trẻ sang từng bên sao cho trọng lượng của trẻ được dồn từ bên này sang bên kia. Không cho phép trẻ gập háng.

     

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng chuyển và dồn trọng lượng từ bên này sang bên kia ở tư thế quỳ hai điểm mà không mất thăng bằng.

     

     

     

     

     

    Bài tập 24. Thăng bằng ở tư thế quỳ một chân

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa giữ thăng bằng ở tư thế quỳ một chân.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ quỳ trên một gối, người đổ nhẹ ra sau và sang trái để giữ cho chân phải đưa ra trước. Khuyến khích trẻ với tay ra phía trước, sang hai bên để lấy đồ chơi. Ta quỳ phía sau trẻ và dùng hai tay giữ nhẹ hai bên hông trẻ để cố định khi cần giúp trẻ giữ thăng bằng.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế quỳ một chân trong lúc chơi.

     

     

    Kỹ thuật tạo thuận đứng - đi

    Bài tập 25. Tạo thuận đứng trong bàn đứng

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa biết đứng.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm sấp trên bàn đứng với hai chân để rộng hơn vai, đai cố định

    ở gối, háng và ngực trẻ. Sau đó nghiêng bàn đứng cạnh bàn. Đặt vài đồ chơi trên

    bàn. Khuyến khích trẻ với tay ra phía trước, sang hai bên để lấy đồ chơi.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng trong bàn đứng

    trong lúc chơi: hai chân duỗi thẳng ở khớp gối, bàn chân đặt vuông góc xuống sàn.

     

     Bài tập 26. Tạo thuận đứng giữa hai cột có đai cố định

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa biết đứng.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ đứng giữa hai cột với hai chân đế rộng hơn vai, đai cố định ở gối, háng và ngực trẻ. Bảo trẻ đưa tay lấy đồ chơi

    Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng trong lúc chơi: hai chân duỗi thẳng ở khớp gối, bàn chân đặt vuông góc xuống sàn.

     

    Bài tập 27. Tạo thuận dồn trọng lượng lên từng chân

    − Chỉ định: Trẻ bại não thăng bằng đứng chưa tốt.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ đứng bám vào tường với hai chân đế rộng hơn vai. Yêu cầu trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia. Ta trợ giúp hai bên hông khi cần. Lặp lại với chân kia bằng cách đổi bên đứng bám.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng dồn trọng lượng lên chân sát tường.

     

     

    Bài tập 28. Tập đi trong thanh song song

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa tự đi.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ đứng bám vào hai thanh song song với hai chân đế rộng hơn vai. Yêu cầu trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi. Ta trợ giúp hai bên hông khi cần.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng dồn trọng lượng lên từng chân khi bước đi.

     

     

     

     

     

     Bài tập 29. Tập đi với khung đi

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa tự đi.

    − Kỹ thuật: Đặt trẻ đứng bám vào haitay cầm của khung đi với hai chân đế rộng hơn vai. Yêu cầu trẻ co một chân lên để trọng lượng dồn vào chân kia khi bước đi. Ta trợ giúp hai bên hông khi cần.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có thể dồn trọng lượng lên từng chân khi bước đi.

     

     

    Bài tập 30. Tập đi bằng nạng

    − Chỉ định: Trẻ bại não chưa tự đi.

     − Kỹ thuật: Đặt trẻ đứng tựa lên hai nạng nách với hai chân đế rộng hơn vai. Yêu cầu trẻ đưa hai nạng ra trước. Sau đó co hai chân lên đu người theo.

    − Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng thăng bằng khi đu người bước đi.

    -----------

    Trung tâm điều trị vật lý trị liệu  phục hồi chúc năng thiên an là nơi điều trị phục hồi chức năng bại não và các bệnh lý khác tốt và hiệu quả nhất hiện nay. 

    PHCN Thiên An chuyên điều trị các bệnh lý:

    Tai biến mạch máu não

    Tổn thương thần kinh VII ngoại biên (liệt mặt)

    Hội chứng ống cổ tay

    Đứt dây chằng khớp gối

    Hội chứng đau cổ vai gáy

    Đau thần kinh tọa 

    Và một số các bệnh lý khác

    Địa Chỉ: 24/2, Tô Ký, Ấp Đông, Xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn

    Hotline: 0985697168

    Email: vmc300693@gmail.com

    http://vatlytrilieuthienan.com/

    https://www.google.com/maps?ll=10.872113,106.613568&z=11&t=m&hl=vi&gl=US&mapclient=embed&cid=49418765811956

     

     

     

     

    Nhận thức về nghe-nhìn

     Bài tập 31. Kích thích nhận thức về nghe-nhìn

    − Mẹ ngồi trên ghế, đặt trẻ nằm ngửa trên đùi mẹ, đầu ở vị trí trung gian. Mẹ nựng trẻ trong khi mắt trẻ nhìn thẳng vào mặt mẹ.

    • Mẹ dụi mặt mình vào mặt trẻ rồi đưa mặt ra xa trong lúc trẻ đang nhìn theo.

    − Mẹ ngồi trên ghế, đặt trẻ nửa nằm nửa ngồi trên đùi mẹ, đầu dựa vào bàn ở vị trí trung gian. Di chuyển một đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có tiếng nhạc vui tai như xúc xắc, chút chít...cho trẻ dõi theo.

    Zalo
    Hotline

    0985697168