PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HẬU COVID

Thời gian điều trị: 7h30 - 21h ( T2 -T6) 7h30-17h30 (T7) 7h30-11h (CN)

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HẬU COVID

Ngày đăng: 29/03/2022 02:15 PM

    COVID-19 là bệnh hô hấp gây ra bởi virus SARS-CoV-2, là một đại dịch khẩn cấp toàn cầu. Sau đợt bùng phát dịch ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng kể từ cuối tháng 4 năm 2021, số lượng bệnh nhân đã tăng đột biến. Tuy số lượng bệnh nhân phục hồi rất cao và khả quan tuy nhiên lại lại để lại 1 số di chứng sau covid, ảnh hưởng lên các hệ cơ quan nói chung và nhất là ở hệ hô hấp. Từ đó, hình thành nên nhu cầu cấp thiết của xã hội về vấn đề Phục Hồi Chức Năng (PHCN) hô hấp hậu COVID-19.

    Covid kéo dài là gì?

    Là tình trạng có các triệu chứng covid kéo dài dai dẳng nhiều hơn 12 tuần kể từ khi được test dương tính hoặc có các triệu chứng như nhiễm covid.

     

    Khó thở: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

     

    Một số triệu chứng phổ biến thường gặp:

    Khó thở, hụt hơi

    Bài tập kiểm soát nhịp thở: tập trung vào nhịp thở, thở chậm, thư giản và thở nhịp nhàng.

    Thở mím môi: hít vào bằng mũi trong 2 nhịp, giữ 3-5 giây, chúm môi như đang thổi sáo và thở ra từ từ bằng miệng trong 4 nhịp.

    Ba bài tập thở cho F0 tại nhà - VnExpress Sức khỏe

    Kiểm soát hơi thở khi đi bộ: Giúp bạn đi bộ trên bề mặt phẳng, leo cầu thang và lên xuống dốc.

    • Hít vào trong 1 đến 2 bước chân
    • Thở ra trong 1 đến 2 bước chân.

    Tư thế thư giản giúp giảm khó thở:

    • Ngồi ngã người về phía trước, đặt 2 khuỷu tay lên gối.
    • Ngồi dựa vào bàn: ngồi ngã người về trước, 2 tay đặt lên bàn (có thể kê thêm gối để thoải mái hơn).
    • Nằm nghiêng với đầu cao.
    • Đứng ngã người về trước.
    • Đứng dựa vào tường.

    Hồi hộp

    Có đến 70% bệnh nhân hậu Covid có triệu chứng hồi hộp kéo dài. Có thể gặp ở người bình thường ( do uống cafe, rượu bia, các chất kích thích, lo lắng, mất ngủ, thai kì,...) hoặc người có bệnh lý nền (suy tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, tổn thương tim do covid chưa phục hồi hoàn toàn, ...).

    Biểu hiện: Nếu nghe được tiếng tim đập nhanh, đập mạnh thì đó là cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.

    Một số bệnh nhân cần có thời gian dài để hồi phục được khả năng gắng sức đặc biệt ở các trường hợp bệnh nặng, nằm lâu, ít vận động.

    Cần tiến hành thăm khám khi: Lớn tuổi, sức khỏe yếu, có bệnh lý nền đặc biệt là hệ tim mạch, triệu chứng kéo dài và lặp lại nhiều lần, xuất hiện khi gắng sức hoặc với những hoạt động nhẹ, gia đình có tiền sử về tim mạch hoặc là bạn cảm thấy lo lắng về sức khỏe của mình. Đặc biệt cần phải khám khẩn cấp khi kèm theo các triệu chứng như đau ngực, khó thở, choáng,nhịp tim tăng >120 lần /phút hoặc tăng lên hơn 30 nhịp so với nhịp tim lúc bình thường.

     

    Các nguyên nhân hồi hộp do bệnh về tim | Vinmec

     

    Mệt mỏi

    Cách khắc phục:

    • Chia nhỏ các hoạt động để làm, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý ( ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi xảy ra)
    • Dừng làm việc trước khi triệu chứng mệt mỏi xảy ra., làm việc từ từ, không quá vội vàng, xác định các hoạt động ưu tiên để làm trước.
    • Tránh các hoạt động gắng sức, hãy yêu cầu sự hỗ trợ khi cần, sắp xếp các đồ vật ngang tầm với. Sắp xếp chỗ nghĩ ngơi yên tĩnh, thoáng đãng.
    • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, tránh mệt mỏi.

    Đau cơ khớp

    Kéo giãn cơ: Mục tiêu giúp giảm đau và cứng khớp, thực hiện nhẹ nhàng ở tư thế ngồi hoặc đứng. mỗi cử động nên giữ lại 10-20s.

     

    Các động tác giãn cơ sau khi tập không nên bỏ qua

     

    Lơ đảng, suy giảm trí nhớ

    Đây là tình trạng khiến bạn suy nghĩ và sử lý thông tin châm hơn, khó tập trung và kèm thêm biểu hiện hay quên.

    Cách khắc phục:

    • chia nhỏ các công việc để thực hiện
    • Cố gắng tập trung vào từng việc đang làm
    • Dùng sổ tay ghi chép
    • Duy trì việc tập luyện thể dục mỗi ngày
    • Đảm bảo ngủ đủ giấc
    • Điều chỉnh lại không gian sống: Dùng giấy nhớ để nhắc nhở các việc quan trọng, thống nhất vị trí đặc đồ vật trong nhà, ...

    Nguy cơ té ngã

    Cách hạn chế tình trạng té ngã

    • Tránh chuyển đổi tư thế một cách đột ngột
    • Tập luyện sức mạnh cơ,giữ thăng bằng cũng giúp bạn hạn chế được té ngã
    • Điều chỉnh môi trường sống của bạn: Cố định thảm chùi chân, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, cầu thang đủ ánh sáng,có thanh vịn, mang giày dép có quai cố định, lối đi thông thoáng, nhà vệ sinh khô ráo, tránh trơn trợt,...

    Thay đổi giọng nói - khó khăn khi nuốt

    Người bị nhiễm covid có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến giọng nói do một số nguyên nhân sau: ho dai dẳng, đặt ống thở,m trào ngược dạ dày thực quản.

    Một số dấu hiệu thường gặp: giọng khàn, tiếng nhỏ hơn trước, nói hụt hơi hoặc cần gắng sức nhiều để nói, đâu, khô cổ họng.

    Chăm sóc họng:

    • Uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày.
    • Nên nằm giường cao và hạn chế uống nước có ra đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản.
    • Hạn chế tằng hắng giọng liên tục. Có thể thực hiện "nuốt nngay sau khi ngáp" khi cảm thấy họng ngứa.
    • Tránh các loại đồ uống có cafein và cồn như rượu, bia. tránh la lớn, nói thì thầm.

    Nếu như tình trạng giọng vẫn không được cải thiện, bạn cần liên hệ với bác sĩ tai mũi họng hoặc chuyên viên ngôn ngữ trị liêu để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
    Người mắc Covid 19 còn có thể gặp phải vấn đề về nuốt do 1 số nguyên nhân: Đặt ống thở, suy nhược cơ thể dẫn đến yếu cơ, khó khăn trong việc nhai / nuốt thức ăn một cách an toàn.

    Dấu hiệu thường gặp:

    • sặc, ho trong hoặc sau khi nuốt
    • Khó nhai thức ăn, cảm giác mắc kẹt trong cổ họng, đau khi nuốt.
    • Khó khăn trong việc kiểm soát nước bọt, thức ăn rơi vãi
    • Thể chất kém, dễ mệt mỏi trong suốt bữa ăn, thời gian ăn kéo dài.

    Phương pháp để ăn uống an toàn:

    • Ăn/uống ở tư thế ngồi
    • Đứng, đi hoặc duy trì tư thế ngồi 30p sau khi ăn. Hạn chế xao ngãng khi ăn như coi TV, nói chuyện.
    • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh mệt mỏi, Nhai kĩ trước khi nuốt, có thể nuốt lại 1-2 lần để làm sạch hoàn toàn thức ăn trong miệng.

    Lưu ý: ngưng ăn/uống nếu có các dấu hiệu: ho, sặc, nghẹn.

     

    Nuốt nghẹn - Dấu hiệu khối u ung thư thực quản đã phát triển | Vinmec

     

    Giấc ngủ

    Để cải thiện giấc ngủ cần thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử 1-2 giờ trước khi ngủ, hạn chế việc thức khuya, ngủ bù.

    Dinh dưỡng

    Cần theo dõi cân nặng thường xuyên, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên vận động thể lực, ngủ đủ giấc, lắng nghe cơ thể và cần nghỉ ngơi nhiều hơn so với bình thường.

    Chăm sóc sức khỏe tâm thần

    Các triệu chứng thường gặp hậu covid:

    Lo âu do covid: Đây là 1 triệu chất phổ biến nhất biểu hiện ở sự lo âu quá mức về sức khỏe, kiệt sức và những suy nghĩ tiêu cực, mất cân bằng cuộc sống, lo sợ vì các thông tin sai sự thật, lo âu quá mức về tương lai,...

    Trầm cảm: Tâm trạng buồn kéo dài liên tục, cảm giác cô đơn do giãn cách xã hội, thường xuyên mệt mỏi khó tập trung, mất động lực để làm việc, thay đổi thói quen sống, giảm giao tiếp do giãn cách xã hội kéo dài...

    Cách xử lý khi gặp phải những vấn đề sức khỏe tâm thần: kết nối với người thân, bạn bè qua điện thoại, video call, duy trị thói quen thể dục ngay cả khi ở trong nhà, giữ cho bản thân luôn hoạt động, giữ thái độ tích cực, lạc quan, thường xuyên trao đổi chia sẽ với bạn bè đồng nghiệp.

    Lời kết

    Biến chứng covid cần phải được theo dõi và cải thiện bằng các chương trình tập luyện phục hồi chức năng nói riêng và can thiệp y tế tổng thể nói chung. 

    -----------

    Trung tâm điều trị vật lý trị liệu  phục hồi chúc năng thiên an là nơi điều trị phục hồi chức năng hậu covid và các bệnh lý khác tốt và hiệu quả nhất hiện nay. 

    Địa Chỉ: 24/2, Tô Ký, Ấp Đông, Xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn

    Hotline:  0985697168

    Email: vmc300693@gmail.com

    http://vatlytrilieuthienan.com/

    https://www.google.com/maps?ll=10.872113,106.613568&z=11&t=m&hl=vi&gl=US&mapclient=embed&cid=49418765811956

     

    Zalo
    Hotline

    0985697168