Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật Thay Khớp Gối

Thời gian điều trị: 7h30 - 21h ( T2 -T6) 7h30-17h30 (T7) 7h30-11h (CN)

Phục Hồi Chức Năng Sau Phẫu Thuật Thay Khớp Gối

Ngày đăng: 24/09/2024 02:46 PM

    Thay khớp gối là một phương pháp điều trị hiện đại được chỉ định cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý khớp gối như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, chấn thương khớp gối... làm biến dạng khớp và ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt, hoặc áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Ngày nay phẫu thuật thay khớp gối ngày càng phổ biến, do đó việc tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm.

     

    Phẫu thuật thay khớp gối là gì?

    Phẫu thuật thay khớp gối thường được chỉ định cho những trường hợp tổn thương hư hỏng nghiêm trọng ở khớp gối do bệnh thoái hóa khớp gối, di chứng biến dạng vùng khớp gối sau chấn thương hay những nguyên nhân khác.

    Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần đầu xương đã bị hư, sau đó tái tạo bằng vật liệu nhân tạo để bảo vệ và tránh tình trạng các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau khi di chuyển. Điều này giúp giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh, đồng thời sửa chữa những biến dạng ở khớp, trục chi. 

    Trước khi phẩu thuật thay khớp gối

    Việc cải thiện tình trạng thể chất trước khi phẫu thuật cũng rất quan trọng vì nó giúp đảm bảo quy trình phẫu thuật và phục hồi tốt hơn.  Để đảm bảo bệnh nhân được ở tình trạng tốt nhất, hạn chế bị cứng khớp gối sau phẫu thuật. bác sĩ phẫu thuật đưa ra lời khuyên:

    • Ngưng hút thuốc và uống rượu bia;
    • Tiếp tục hoạt động để duy trì sức bền tim mạch;
    • Tập luyện với chuyên viên vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng, sức mạnh cơ, độ dẻo dai, giảm đau và giúp bệnh nhân học cách sử dụng dụng cụ trợ giúp đi;
    • Giảm cân nếu bệnh nhân thừa cân từ lời khuyên của chuyên viên dinh dưỡng và có chế độ ăn uống hợp lý.

    Các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật

    1. Biến chứng sớm

    • Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn là rủi ro không mong muốn của phẫu thuật. Khi xuất hiện biến chứng này, người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau, sốt, sưng to gối, chảy dịch tại vết mổ. Khi đó, bác sĩ sẽ cần cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ để điều trị kháng sinh phù hợp, sau đó tiếp tục theo dõi người bệnh. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể được chỉ định mổ lại để làm sạch khớp gối.
    • Tắc mạch: Đây là sự hình thành của những cục máu đông ở tĩnh mạch. Biến chứng này gây thuyên tắc phổi, thậm chí người bệnh tử vong đột ngột. Bác sĩ có thể hạn chế biến chứng này khi cho người bệnh dùng thuốc chống đông dự phòng.
    • Máu tích tụ trong gối, cứng gối

    2. Biến chứng muộn

    • Nhiễm khuẩn muộn: Khi điều trị những loại nhiễm khuẩn muộn sau phẫu thuật, bác sĩ thường phải thay lại khớp mới cho người bệnh. Có rất nhiều loại khớp gối chuyên biệt được sản xuất cho các trường hợp phẫu thuật thay lại khớp gối.
    • Cứng khớp, các biến chứng cơ học do khớp nhân tạo. Một số trường hợp cần thay lại khớp mới như khớp gối nhân tạo không vững, mòn khớp và lỏng khớp nhân tạo.

    ​​​​​​​

    Nguyên tắc tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ

    Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối là một phần đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp quá trình phẫu thuật thay khớp gối thành công. Ngay sau khi phẫu thuật, các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ thực hiện một chương trình tập giúp bệnh nhân kiểm soát cơn đau hiệu quả, giúp phục hồi độ dẻo dai của khớp gối, kích hoạt lại cơ chân, phục hồi dáng đi và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày, giúp bệnh nhân trở lại với cuộc sống bình thường một cách nhanh nhất có thể theo nguyên tắc:

    • Tăng cường tầm vận động của khớp;
    • Tập đứng, tập đi bộ với dụng cụ trợ giúp đi;
    • Tăng sức mạnh dẻo dai của cơ;
    • Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối cần thực hiện sớm.\

    ​​​​​​​

    Sau phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ trao đổi với bệnh nhân về việc bắt đầu chương trình phục hồi chức năng hàng ngày dành cho bệnh nhân nội trú với chuyên viên vật lý trị liệu. Các bước đầu tiên của chương trình phục hồi chức năng sẽ bắt đầu vào ngày phẫu thuật và thường bao gồm:

    • Đặt tư thế an toàn và thoải mái;
    • Kiểm soát đau và sưng;
    • Tăng cường vận động khớp và tăng sức mạnh cơ;
    • Tập thay đổi tư thế với sự trợ giúp hoặc tự thực hiện;
    • Tập đứng dậy và bắt đầu đi với dụng cụ trợ giúp đi;
    • Hướng dẫn đi và lên-xuống cầu thang bằng dụng cụ trợ giúp đi để chuẩn bị trở về nhà.

    Chương trình phục hồi sau phẫu thuật thay khớp gối sẽ gồm những bài tập hỗ trợ sự vững chắc của khớp gối, chịu lực thăng bằng và thực hiện những hoạt động chức năng. Các bài tập gồm:

    • Bài tập sức cơ: Bài tập này giúp người bệnh luyện cơ mông, khớp háng, cơ đùi và cơ cẳng chân.
    • Bài tập chống chân chịu lực: Đối với trường hợp thay loại khớp có xi măng, người bệnh nên tập chống chân chịu lực dần lên chân mổ, nên dừng lại khi thấy khó chịu. Với loại khớp thay không có xi măng, người bệnh đặt các ngón chân xuống từ từ đến khi đỡ đau rồi tăng dần trọng lượng xuống chân đó.
    • Bài tập kết hợp: Người bệnh có thể đạp xe hoặc bơi lội kết hợp các hoạt động hằng ngày như lên xuống cầu thang, ngồi xổm, lên xuống giường…

    ​​​​​​​

    Mất bao lâu thì có thể đi lại bình thường?

    Người bệnh thường mất khoảng 4 – 6 tuần để hoàn tất chương trình phục hồi chức năng sau thay khớp gối. Quá trình này kết thúc nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào công việc hay mức độ hoạt động mà người bệnh thực hiện. 

    Với riêng mỗi trường hợp, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và duy trì trạng thái tốt nhất cho người bệnh, sớm trở lại với công việc hay các hoạt động hằng ngày.

    Sau khi phục hồi, người bệnh có thể tham gia các hoạt động thể chất với cường độ thấp như đi bộ, yoga cơ bản, thái cực quyền, các môn thể thao dưới nước… Tránh tập các bộ môn tập luyện với cường độ cao như bóng đá, quần vợt, bóng rổ…

    Cần lưu ý gì trong quá trình phục hồi?

    Sau khi thay khớp gối, người bệnh thường mất tới 3 tháng để vận động như bình thường. Sau 1 năm, người bệnh có thể không nhận ra sự khác biệt giữa khớp thật và khớp nhân tạo. Để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, người bệnh cần lưu ý: 

    • Tiếp tục dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm được kê đơn để cải thiện tình trạng đau sưng ở khớp gối
    • Dùng các dụng cụ hỗ trợ như khung tập đi, nạng, gậy tùy theo giai đoạn hồi phục
    • Duy trì thực hiện những bài tập vật lý trị liệu giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, tránh ép gối quá nhiều
    • Không ngồi khoanh chân trong 6 tuần đầu sau mổ
    • Khi ngủ, không kê gối ở bên dưới khớp gối mổ để tránh đầu gối bị mất duỗi
    • Hạn chế xoay khớp gối
    • Sử dụng giày hỗ trợ di chuyển
    • Không quỳ trên đầu gối mổ
    • Chườm đá trong 20 phút sau mỗi 3 – 4 giờ để giúp giảm sưng và đau

    Kiểm soát đau

    Bí quyết để kiểm soát đau là phải giữ tình trạng dưới mức độ đau. Do đó, trước và sau khi phẫu thuật, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát đau bằng các kỹ thuật không dùng thuốc như:

    • Chương trình chườm lạnh và chườm lạnh có áp lực
    • Cách đặt tư thế chân và các bài tập
    •  siêu âm điều trị giúp giảm đau, giảm viêm
    • Vận động khớp chủ động
    • Máy tập khớp gối thụ động liên tục để tăng vận động khớp
    • Máy kích thích thần kinh qua da (TENS) để giúp kiểm soát đau.

    ​​​​​​​

    Trung tâm điều trị vật lý trị liệu  phục hồi chúc năng thiên an là nơi điều trị phục hồi chức năng  sau phẩu thuật thay khớp gối tốt và hiệu quả nhất hiện nay. 

    Địa Chỉ: 24/2, Tô Ký, Ấp Đông, Xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn

    Hotline:  0985697168

    Email: vmc300693@gmail.com

    http://vatlytrilieuthienan.com/

    https://www.google.com/maps?ll=10.872113,106.613568&z=11&t=m&hl=vi&gl=US&mapclient=embed&cid=49418765811956

     

     

    Zalo
    Hotline

    0985697168