PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG

Thời gian điều trị: 7h30 - 21h ( T2 -T6) 7h30-17h30 (T7) 7h30-11h (CN)

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG

Ngày đăng: 04/04/2022 03:35 PM

    Phục hồi chức năng sau chấn thương tủy sống được xem như một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh nhân sau tổn thương tủy. Phục hồi chức năng tủy sống cần được nhìn nhận đúng với những lợi ích mà nó mang lại cho người bệnh bao gồm việc dự phòng các biến chứng như loét và co rút cơ, tập vận động tăng sức mạnh của các cơ, khôi phục các kỹ năng sinh hoạt cơ bản để có một cuộc sống độc lập, giải quyết các vấn đề tâm lý.

    Người bị tổn thương tuỷ sống cổ sẽ không cử động được hai chân hai tay và phần cơ thể ở vị trí thấp dưới mức tổn thương.

    Tổn thương tủy sống là gì?

    Tổn thương tuỷ sống là tình trạng một phần tuỷ sống bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến phần cơ thể tương ứng (phần do tuỷ sống kiểm soát).

    Tuỷ sống là đường thần kinh đi từ não xuống dưới dọc theo cột sống và nằm trong ống sống. Từ tuỷ sống, các dây thần kinh toả khắp cơ thể. Các luồng thông tin về cảm giác và vận động đều đi qua tuỷ sống. Khi tổn thương tuỷ sống sẽ bị giảm hoặc mất cảm giác và vận động của phần cơ thể dưới vị trí tổn thương.

    Tổn thương tuỷ sống là tình trạng một phần tuỷ sống bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến phần cơ thể tương ứng

    Mức tổn thương tủy sống

    • Nếu tổn thương vùng cổ gây liệt tứ chi: 2 tay, 2 chân không cử động được, cảm giác cũng bị mất.
    • Nếu tổn thương vùng lưng trở xuống sẽ bị liệt vận động và mất cảm giác 2 chân và 1 phần cơ thể dưới vị trí tổn thương.

    Các khó khăn mà người bị tổn thương tuỷ sống và gia đình họ phải đối mặt:

    • Khó khăn về vận động
    • Khó khăn trong sinh hoạt và tự chăm sóc bản thân
    • Thay đổi tâm lý
    • Khó khăn trong việc duy trì các hoạt động đã làm trước đó
    • Khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội và gia đình

    Các nguyên nhân thường gặp

    • Tai nạn giao thông
    • Tai nạn lao động
    • Tật nứ đốt sống ở trẻ em
    • Các bệnh lý về tủy sống như: Viêm tủy, xơ tủy, u cột sống, lao cột sống.
    • Tai nạn trong thể thao.

    Triệu chứng

    1 số dạng tổn thương tủy sống thường gặp trên lâm sàng:

    Tổn thương tuỷ sống cổ gây liệt tứ chi

    • Mất khả năng kiểm soát vận động và cảm giác từ cổ hoặc ngực trở xuống và có thể lan rộng ra cánh tay và bàn tay.
    • Rối loạn kiểm soát đường tiết niệu và đường ruột.
    • Liệt cơ ngực gây khó thở.
    • Giảm khả năng điều tiết mồ hôi và nhiệt độ.
    • Liệt cứng tứ chi.

    Tổn thương tuỷ sống lưng và thắt lưng gây liệt 2 chi dưới

    • Mất khả năng kiểm soát vận động và cảm giác ở 2 chân.
    • Hông và một phần thân thể có thể bị liệt và mất cảm giác.
    • Có thể mất kiểm soát đường tiểu và đường ruột.
    • Có thể bị liệt cứng hoặc liệt mềm 2 chân.

    Tổn thương tuỷ sống hoàn toàn và không hoàn toàn

    • Tổn thương tuỷ sống hoàn toàn khi khả năng kiểm soát cảm giác và vận động của cơ thể dưới mức tổn thương mất hoàn toàn và vĩnh viễn.
    • Tổn thương tuỷ sống không hoàn toàn khi một phần cảm giác và vận động vẫn còn hoặc có thể hồi phục một phần hay hoàn toàn trong vài tháng.

    Một số câu hỏi thường gặp:

    Người bị tổn thương tuỷ sống có bị liệt mãi không?
    Điều này thì sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của tuỷ sống. Nếu như bạn liệt dưới mức tổn thương là không hoàn toàn thì có nghĩa là còn một ít cảm giác và kiểm soát được một phần vận động thì người bệnh sẽ có cơ hội được phục hồi tốt hơn. Thông thường sự hồi phục tốt nhất là ngay trong những tháng đầu, càng về sau thì khả năng hồi phục càng thấp hơn. Sau một năm nếu vẫn còn liệt tình trạng thì đó là vĩnh viễn.

    Người bị tổn thương tuỷ sống có khả năng đi lại được không?
    Điều này phụ thuộc vào vị trí tổn thương cao hay thấp. Tổn thương càng thấp thì cơ hội đi lại được sẽ càng lớn. Tổn thương ở vùng lưng, vùng cổ sẽ không có cơ hội đi lại, phải dùng đến xe lăn để di chuyển. Để có 1 cuộc sống độc lập thì các kỹ năng sinh hoạt khác quan trọng hơn là việc đi lại.

    Vấn đề lập gia đình, tình dục và có con cái như thế nào?
    Nhiều người bị tổn thương tuỷ sống vẫn có thể lập gia đình, có tình yêu, có quan hệ tình dục . Phụ nữ bị tổn thương tuỷ sống thì vẫn có mang và đẻ con bình thường. Nam giới phụ thuộc vào khả năng cường dương, phóng tinh... 

    Có thể làm gì để giúp người bị mất khả năng kiểm soát bàng quang và đường ruột?
    Hiếm khi bàng quang, đường ruột phục hồi hoàn toàn nhưng người khuyết tật có thể học được cách tự đi vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ khô ráo, học cách sử dụng ống thông tiểu.

    Phục hồi chức năng tổn thương tủy sống

    Phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, người chăm sóc và bản thân bệnh nhân. Đây là một hành trình dài, bao gồm nhiều nội dung cần thực hiện đồng thời.

    Người bị tổn thương tuỷ sống thường ở lứa tuổi trẻ hoặc người lớn

    Chương trình tập luyện bao gồm:

    • Tập thở và ho
    • Tập vận động
    • Tập tăng sức mạnh các cơ ở chi và thân mình
    • Tập đứng
    • Lấy lại khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày
    • Hỗ trợ về mặt tâm lý
    • Lấy lại khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày

    -----------

    Trung tâm điều trị vật lý trị liệu  phục hồi chúc năng thiên an là nơi điều trị phục hồi chức năng tổn thương tủy sống và các bệnh lý khác tốt và hiệu quả nhất hiện nay. 

    PHCN Thiên An chuyên điều trị các bệnh lý:

    Tai biến mạch máu não

    Tổn thương thần kinh VII ngoại biên (liệt mặt)

    Hội chứng ống cổ tay

    Đứt dây chằng khớp gối

    Hội chứng đau cổ vai gáy

    Đau thần kinh tọa 

    Và một số các bệnh lý khác

    Địa Chỉ: 24/2, Tô Ký, Ấp Đông, Xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn

    Hotline:  0985697168

    Email: vmc300693@gmail.com

    http://vatlytrilieuthienan.com/

    https://www.google.com/maps?ll=10.872113,106.613568&z=11&t=m&hl=vi&gl=US&mapclient=embed&cid=49418765811956

     

    Zalo
    Hotline

    0985697168