TỔN THƯƠNG ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Thời gian điều trị: 7h30 - 21h ( T2 -T6) 7h30-17h30 (T7) 7h30-11h (CN)

TỔN THƯƠNG ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Ngày đăng: 19/04/2022 09:42 AM

    Các dây thần kinh (TK) của chi trên đều xuất phát từ đám rối cánh tay (ĐRCT). Tùy theo mức độ và vị trí tổn thương ĐRCT này, chức năng vận động khớp và vùng cảm giác của chi sẽ bị liệt, từ mất vận động vùng khớp vai và gấp khớp khuỷu do tổn thương các rễ cao (C5, C, ±C7), mất vận động và cảm giác vùng bàn tay và các ngón tay do tổn thương các rễ thấp (C8, T1), đến mất vận động và cảm giác toàn bộ chi thể do tổn thương toàn bộ các rễ TK của ĐRCT (C5, C6, C7, C8, T1).

    Giải phẫu đám rối cánh tay

    ĐRCT được tạo bởi nhánh trước của 4 rễ TK cổ dưới và 1 rễ TK ngực trên cùng, đó là C5, C6, C7, C8 và T1 (N1). Ở vùng trên xương đòn, các rễ này tạo nên ba thân: C5 và C6 hợp thành thân trên (thân nhất trên), một mình C7 là thân giữa (thân nhất giữa), C8 và T1 hợp thành thân dưới (thân nhất dưới). Sau đó, mỗi thân chia thành 2 ngành trước và sau. Ở sau xương đòn, ngành trước của thân trên và thân giữa hợp thành bó ngoài (thân nhì trước ngoài), ngành trước của thân dưới tạo thành bó trong (thân nhì trước trong), các ngành sau của ba thân (trên, giữa, dưới) hợp thành bó sau (thân nhì sau). Ở vùng nách, các bó nằm sát quanh động mạch (ĐM) nách, cùng ĐM nách nằm ở sau cơ ngực bé. Bó ngoài nằm ở phía ngoài ĐM nách, chia thành hai nhánh là rễ ngoài TK giữa và TK cơ bì. Bó trong nằm ở phía trong ĐM nách, chia thành hai nhánh là rễ trong TK giữa và TK trụ. Bó sau nằm ở sau ĐM nách, chia thành hai nhánh là TK nách và TK quay (hình 1). Trên đường đi, ĐRCT còn tách ra các nhánh bên, gồm các nhánh bì cho chi trên và các nhánh vận động cơ vùng vai và nách.

    các dây tk của chi trên đều xuất phát từ đám rối thần kinh cánh tay

    Cơ chế chấn thương


    Tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương trực tiếp gây đứt rễ thần kinh của đám rối cánh tay, ngoài ra các rễ TK của ĐRCT cũng có thể bị tổn thương do chèn ép hoặc kéo căng do chấn thương kín. Trong đó, cơ chế kéo căng chiếm trên 95% số trường hợp. Với cơ chế chèn ép, ĐRCT thường bị đụng dập hoặc đứt với những hình thái khác nhau do bị ép giữa xương đòn và xương sườn 1 khi xương đòn bị gãy. Với cơ chế kéo căng, sức căng tác động lên các rễ TK khi thay đổi theo vị trí của cánh tay. Trạng thái làm mở rộng góc giữa cổ và vai tạo nên sức kéo căng lớn nhất lên các rễ C5 và C6. Lực kéo căng khi cánh tay giạng một góc 90° làm căng tất cả các rễ, nhất là C7. Ở trạng thái cánh tay bị kéo căng khi tay giạng 180°, các rễ C8 và T1 bị kéo căng nhất. Khi lực kéo căng vượt quá mức chịu đựng của các cấu trúc bao TK sẽ gây ra các dạng hoặc hình thái tổn thương khác nhau.
    Có 3 hình thái tổn thương rễ TK, đó là: nhổ rễ TK khỏi tủy sống , căng dãn và đứt rễ 

    Về mức độ tổn thương, từ nhẹ nhất là mất dẫn truyền của sợi do nghẽn dẫn truyền TK, rồi đến đứt sợi trục, nặng nhất là đứt dây.

    có ba hình thái tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

    Phân loại


    Có nhiều cách phân loại tổn thương. Căn cứ vào giải phẫu hình thể, tổn thương ĐRCT được phân thành hai nhóm lớn là:

    • tổn thương trên đòn
      • tổn thương trước hạch: lựa chọn điều trị duy nhất là chuyển TK từ nguồn khác.
      • tổn thương sau hạch: có thể nối ghép phục hồi TK, tiên lượng tốt hơn.
    • Tổn thương dưới đòn

    Trong thực tế điều trị và tiên lượng, các nhà lâm sàng căn cứ vào vị trí và số lượng các rễ TK của ĐRCT bị tổn thương và phân làm 3 loại:

    • Tổn thương các rễ cao ĐRCT (C5, C6, ±C7).
    • Tổn thương các rễ thấp ĐRCT (C8, T1).
    • Tổn thương toàn bộ các rễ TK của ĐRCT (C5 -T1).

    ctai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

    Điều trị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay


    Để điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay thành công thì bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm nhất có thể, tránh tình trạng xơ dính các dây thần kinh thì việc phục hồi trong giai đoạn này sẽ trở nên rất khó khăn, gây nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân. Vì vậy, trong trường hợp những dây thần kinh vừa đứt thì nên nối kịp thời cho bệnh nhân để mang lại hiệu quả phục hồi cao nhất, giúp bệnh nhân có thể tập phục hồi chức năng tốt hơn.

    Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân bị chấn thương ngã và đập phần vai xuống, không xuất hiện vết thương hở và được chẩn đoán liệt đám rối thần kinh cánh tay thì cần đợi trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 tháng để đánh giá tổn thương thần kinh và căng giãn hay đứt hoàn toàn, lúc này mới có thể chỉ định phẫu thuật hay không.

    Phục hồi chức năng tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

    Vấn đề quan trọng nhất với những bệnh nhân tổn thương đám rối thần kinh cánh tay đó là phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng cần tuân theo một số nguyên tắc như sau:

    • Tăng tuần hoàn, giảm phù nề các chi tổn thương
    • Chống co rút cơ
    • Chống cử động sai của các xương vùng bả vai và cánh tay
    • Tập vận động các cơ
    • Kích thích người bệnh cảm giác

    Cụ thể hơn, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương đám rối thần kinh cánh tay bao gồm những kỹ thuật như sau:

    • Xoa bóp nhẹ nhàng để giảm việc xuất huyết cũng như phù nề trên bệnh nhân
    • Luôn đặt bệnh nhân trong tư thế kê cao chi
    • Tập vận động thụ động cho bệnh nhân một cách nhẹ nhàng và từ từ, lưu ý kỹ thuật viên phục hồi chức năng không dùng lực tay kéo mạnh vùng khớp vai vì rất dễ gây ra những tổn thương thứ phát.
    • Kiểm soát những cử động của vùng bả vai, đặc biệt là khi thực hiện những động tác gập và dạng khớp ổ chảo cánh tay
    • Tiến hành rèn luyện và phục hồi một số chức năng vận động của cơ bằng cách tham gia những hoạt động trị liệt như trò chơi, kích thích tạo thuận...
    • Cho bệnh nhân tiếp xúc và chạm vào những đồ vật có kích thước và chất liệt đa dạng để gia tăng cảm giác cho bệnh nhân
    • Kích thích điện cường độ nhỏ để thực hiện phục hồi thần kinh sớm cho bệnh nhân.

    phục hồi chức năng tổn thương đám rối thần kinh có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân phục hồi

    tổn thương đám rối thần kinh cánh tay là tình trạng bệnh lý thần kinh gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số chức năng sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, bên cạnh việc phẫu thuật điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay ở thời điểm thích hợp thì phục hồi chức năng là một trong những yếu tố quyết định việc hồi phục các chức năng vận động và giúp tái hòa nhập cộng đồng của bệnh nhân.

    -----------

    Trung tâm điều trị vật lý trị liệu  phục hồi chúc năng thiên an là nơi điều trị phục hồi chức năng tổn thương đám rối thần kinh cánh tay và các bệnh lý khác tốt và hiệu quả nhất hiện nay. 

    PHCN Thiên An chuyên điều trị các bệnh lý:

    Tai biến mạch máu não

    Tổn thương thần kinh VII ngoại biên (liệt mặt)

    Hội chứng ống cổ tay

    Đứt dây chằng khớp gối

    Hội chứng đau cổ vai gáy

    Đau thần kinh tọa 

    Và một số các bệnh lý khác

    Địa Chỉ: 24/2, Tô Ký, Ấp Đông, Xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn

    Hotline:  0985697168

    Email: vmc300693@gmail.com

    http://vatlytrilieuthienan.com/

    https://www.google.com/maps?ll=10.872113,106.613568&z=11&t=m&hl=vi&gl=US&mapclient=embed&cid=49418765811956

    Zalo
    Hotline

    0985697168